7 Bảng màu tươi sáng cho thiết kế sáng tạo

7 Bảng màu tươi sáng cho thiết kế sáng tạo

Các nhà thiết kế đồ họa là những nghệ sĩ tạo ra các ý tưởng trực quan để thu hút khách hàng, họ tạo ra những ký ức lâu dài bằng hình ảnh và kể những câu chuyện thông qua con chữ, màu sắc, hình khối. Mặc dù tất cả các nhà thiết kế đồ họa đều nằm chung trong một ngành nghệ thuật và có một tên gọi chung, nhưng thực chất họ sáng tạo ra các tác phẩm khác nhau và phục vụ các lĩnh vực khác nhau.

Sự khác biệt giữa khái niệm các nhà thiết kế đồ họa này không chỉ nằm ở cái tên. Thông thường, yếu tố đầu ra của sản phẩm giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa các dạng thiết kế đồ họa. Mặc dù các dạng thiết kế đồ họa đều có tác động và liên quan đến nhau, nhưng mỗi dạng đều đòi hỏi các kỹ thuật và kỹ năng riêng biệt.

Hơn thế, ngành thiết kế đồ họa luôn phát triển theo từng ngày, nên với tư cách là một nhà thiết kế bạn nên hiểu rõ và trau dồi thêm các kỹ năng chuyên môn trong suốt sự nghiệp của mình.

1. Thiết kế đồ họa nhận diện hình ảnh (Visual identity Graphic Design)

Dạng thiết kế này là tạo ra nhận diện đặc trưng mạnh mẽ cho thương hiệu bằng hình ảnh trực quan. Đưa sản phẩm của họ xuất hiện ở mọi nơi thông qua các phương tiện kỹ thuật số và in ấn. Nếu bạn làm nhà thiết kế thương hiệu, bạn giống như đang xây dựng “dấu ấn cho ngôi nhà”. Dấu ấn của ngôi nhà có nghĩa vừa sắp xếp các yếu tố thiết kế theo cách riêng biệt, đồng thời thể hiện được tính chất chung của thương hiệu.

Thiết kế nhận diện thương hiệu là làm việc với logo, kiểu chữ và màu sắc. Ba yếu tố này nên kết hợp với nhau để tạo ra sự độc đáo, mạnh mẽ và mang bản sắc hình ảnh riêng biệt cho thương hiệu.

Lưu ý rằng nhận diện thương hiệu không phải là tạo nên một logo vẽ tùy tiện theo ngẫu hứng. Logo là sự thể hiện đặc trưng và các giá trị cơ bản của thương hiệu. Chúng tiếp cận với khách hàng bằng cách gợi lên trải nghiệm, ký ức và cảm xúc.

Nhà thiết kế nhận diện thương hiệu thường làm việc cùng với nhà bán hàng và nhà tiếp thị để phác thảo nhận diện thương hiệu phù hợp. Các nhà thiết kế này cần có những cá tính mạnh mẽ để phối hợp giữa nhiều nền tảng và nhiều nhóm, nhằm đảm bảo công việc được thông suốt.

Các nhà thiết kế đồ họa nhận diện hình ảnh cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và nhiều ý tưởng tuyệt vời với niềm đam mê nghiên cứu về xu hướng, ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

2. Thiết kế đồ họa cho tiếp thị và quảng cáo ( Marketing & Advertising Graphic Design )

Đây là dạng phổ biến nhất của thiết kế đồ họa. Khi mọi người nghe thấy thuật ngữ thiết kế đồ họa, họ luôn nghĩ đến thiết kế đồ họa truyền thông. Các nhà thiết kế đồ họa trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị luôn kết hợp các nguyên tắc thiết kế, nghệ thuật với thông tin về tâm lý của người mua và xu hướng của người tiêu dùng. Ngay cả khi bạn làm nhà thiết kế tự do hay một nhân viên thiết kế trong công ty đều có thể trở thành nhà thiết kế đồ họa truyền thông marketing.

Một số ví dụ về thiết kế tiếp thị và quảng cáo như :

  • Bưu thiếp và tờ rơi
  • Tạp chí và quảng cáo trên báo
  • Áp phích, băng rôn và biển quảng cáo
  • Đồ họa thông tin
  • Tài liệu quảng cáo (in và kỹ thuật số)
  • Bảng hiệu và triển lãm thương mại
  • Mẫu tiếp thị qua email
  • Thuyết trình PowerPoint
  • Thực đơn
  • Quảng cáo truyền thông xã hội, biểu ngữ và đồ họa
  • Quảng cáo biểu ngữ
  • Hình ảnh cho các trang web và blog

Các nhà thiết kế đồ họa này sẽ tìm hiểu về các hồ sơ và xu hướng khách hàng khác nhau vào mỗi trường hợp nhất định. Ngoài ra, họ là những người đi sâu vào nội bộ công ty để tìm hiểu thông tin mật thiết nhằm đáp ứng cho công việc. Nhà thiết kế đồ họa marketing thường tạo ra các sản phẩm như billboard, bảng quảng cáo, bảng hiệu và nhiều hơn nữa. Ngày nay, họ cũng thiết kế đồ họa cho web bằng cách tạo đồ họa banner, hồ sơ xã hội, brochure kỹ thuật số, email marketing, và các nội dung kỹ thuật số khác.

Để tìm một vị trí thiết kế đồ họa tại các agency ngày nay tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, mỗi môi trường làm việc đều có những khó khăn khác nhau. Vì vậy, hãy bắt đầu làm việc cho các công ty để đúc kết kinh nghiệm trước khi chuyển sang làm việc như một nhà thiết kế tự do.

3. Thiết kế đồ họa giao diện người dùng (User interface – UI Graphic Design)

Người dùng thường giao tiếp với thiết bị và ứng dụng qua UI (giao diện người dùng). Vì vậy, thiết kế UI là quá trình tạo ra giao diện dễ sử dụng và cung cấp trải nghiệm thân thiện cho người dùng. Một nhà thiết kế đồ họa UI sẽ tạo ra những thứ mà người dùng có thể thấy hay chạm vào sản phẩm về mặt đồ họa. Họ tập trung vào thiết kế của các yếu tố đồ họa trên màn hình như menu, micro-interactions và button, cùng với việc cung cấp trải nghiệm hình ảnh mượt mà cho người dùng. Thiết kế UI phải cân bằng các chức năng kỹ thuật với sự hấp dẫn thẩm mỹ.

Thiết kế UI/UX

Thiết kế giao diện người dùng chuyên về ứng dụng di động, game và ứng dụng máy tính để bàn. Nhà thiết kế UI sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà thiết kế UX (trải nghiệm người dùng) để xác định cách ứng dụng hoạt động, bên cạnh đó họ sẽ kết hợp với nhà phát triển để đảm bảo ứng dụng có thể hoạt động. Họ chịu trách nhiệm thiết kế các trang web, chủ đề, giao diện game và ứng dụng. Các nhà thiết kế UI phải có cả kỹ năng đồ họa và hiểu biết về nguyên tắc UI/UX để phát triển web và thiết kế đáp ứng.

Ngoài việc có kiến ​​thức về thiết kế, họ đòi hỏi kiến ​​thức về các ngôn ngữ lập trình như CSS, HTML và JavaScript. Chỉ khi bạn có kiến ​​thức phù hợp về các ngôn ngữ này, bạn mới có thể phát triển như một nhà thiết kế đồ họa UI.

4. Thiết kế đồ họa xuất bản và in ấn (Publication Graphic Design)

Truyền thông in ấn và xuất bản là những sản phẩm thiết kế trong môi trường giáo dục, bao gồm sách, tạp chí, danh mục, báo và phương tiện in ấn hữu hình. Những nhà thiết kế này là những người định hình vẻ ngoài của một tạp chí. Họ thiết kế cả bố cục, bìa và các yếu tố liên quan.

Ví dụ, đối với thiết kế xuất bản, họ làm việc với nhiều yếu tố như kiểu chữ, văn bản, bố cục, minh họa và hình ảnh, in ấn. Còn với thiết kế tạp chí, nó đòi hỏi rất nhiều công việc chi tiết để tạo ra một cái nhìn thu hút khách hàng. Công việc in ấn tập trung vào kiểu dáng, font chữ và kích thước đoạn văn để dễ đọc và thu hút thị giác. Nó cũng bao gồm Kerning (không gian giữa chữ và ký tự) và leading (không gian giữa các dòng). Các tiêu đề, mục được chú ý và mọi thứ được sắp xếp để hài hòa với bố cục. Ngoài ra, in ấn và đóng gáy kém có thể làm cho các thiết kế trông lộn xộn và không có tổ chức. Sự khác biệt giữa các ấn phẩm lớn và tạp chí nhỏ thường thể hiện qua loại hình in ấn và sự sắp xếp mà họ sử dụng.

5, Thiết kế đồ họa bao bì (Packaging Graphic Design)

Bạn có thể đã thấy một số bao bì thú vị và tự hỏi ai là người thiết kế chúng. Câu trả lời là chúng được thiết kế bởi các nhà thiết kế đồ họa bao bì. Bao bì của sản phẩm nói rất nhiều về sản phẩm bên trong nó. Nó là ấn tượng đầu tiên của khách hàng khi nhìn thấy sản phẩm để họ quyết định có mua hay không. Ngày nay, bao bì là thứ mà các công ty sử dụng để làm nổi bật sản phẩm. Thiết kế bao bì tốt sẽ làm nổi bật sản phẩm của bạn hơn trong số lượng lớn các mặt hàng khác và giúp làm tăng doanh số của sản phẩm.

Ngoài ra, đồ họa bao bì phải đáp ứng chính xác các tiêu chuẩn. Đối với lĩnh vực này, đòi hỏi bạn phải có sự sáng tạo vượt trội cùng với suy nghĩ hợp lý. Nhà thiết kế đồ họa bao bì phải bám sát thiết kế tổng thể của bộ nhận diện thương hiệu để đảm bảo tính dễ nhận biết, tính liên kết và dễ dàng di chuyển. Bạn có thể đối mặt với nhiều thách thức trong ngành thiết kế này vì tính chất của nó. Vì vậy, bạn sẽ phải dành phần lớn thời gian để giải quyết vấn đề và đảm bảo có sự cân bằng và hợp lý trong các thiết kế.

6. Thiết kế đồ họa chuyển động (Motion Graphic Design)

Thiết kế chuyển động là việc tạo ra sản phẩm bao gồm âm thanh, video, hình ảnh, kiểu chữ, hoạt ảnh và các hiệu ứng khác được sử dụng trong TV, phim và phương tiện truyền thông trực tuyến.

Sự phổ biến của lĩnh vực này đã tăng lên trong những năm gần đây khi công nghệ được cải thiện, nội dung video phong phú. Đây là chuyên ngành mới đối với các nhà thiết kế đồ họa, dành riêng cho phim và TV. Khi công nghệ đã phát triển, thời gian sản xuất và chi phí được giảm xuống đáng kể, khiến cho hình thức nghệ thuật này trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Chúng ta có thể được tìm thấy sự xuất hiện của thiết kế chuyển động ở khắp mọi nơi trên các nền tảng kỹ thuật số.